Friday, December 25, 2009

Cây hoa đào

Cây hoa đào

Thứ hai, 29/11/2004, 06:53 GMT+7

Cây đào có nguồn gốc từ nước Ba Tư và được trồng ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Mông Cổ, Lào... vừa cho hoa đẹp vừa cho quả ăn. Tên khoa học: [b]Prunus persica, Stokes (amygdalus persica Linn). [/b] Thuộc họ: [b]Hoa Hồng (Rosaceae).[/b] Ở Việt Nam nhiều nhất là Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang... ở Lâm Đồng được trồng tại Đà Lạt. [b]Mô tả:[/b] Cây đào là loại cây nhỏ. Lá đơn, hình mác (hẹp đầu thuôn và nhọn) mọc so le, cuống ngắn, hoa màu hồng, gần như không cuống. Quả hạch hình cầu đầu nhọn có một rạch nhỏ lõm vào chạy dọc theo quả. Ngoài vỏ quả có nhiều lông mịn. Quả chín màu nâu đỏ, hột cứng trong có nhân. Cây được trồng làm cảnh vào ngày tết, và còn làm thuốc chữa bệnh - Bộ phận dùng: Quả hạt, lá, hoa. - Thành phần hóa học: Phần thịt quả đào có chứa chất màu, 15% chất đường, các acid (citríc,tartric), vitamin C, một ít tinh dầu... Hạt đào có chứa 50% dầu 3,5% amygdalin, ít tinh dầu, men emunsin. Lá đào có amygdalin, acid tanic, curmarin. Hoa có chất kampferol. [b]- Công dụng, liều dùng: [/b] Đào nhân (nhân hạt đào) dùng chữa ho; hành huyết dùng làm thuốc điều kinh, nhuận táo, liều dùng 4-5g dạng thuốc sắc. Lá đào thường được nấu nước dùng ngoài tắm ghẻ, lở, ngứa. Hoa đào dùng làm thuốc thông tiểu tiện, tiêu thủng. Liều dùng 3-5g dạng sắc. Đàn bà có thai không nên dùng.

Cây đào có nguồn gốc từ nước Ba Tư và được trồng ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Mông Cổ, Lào... vừa cho hoa đẹp vừa cho quả ăn. Tên khoa học: [b]Prunus persica, Stokes (amygdalus persica Linn). [/b] Thuộc họ: [b]Hoa Hồng (Rosaceae).[/b] Ở Việt Nam nhiều nhất là Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang... ở Lâm Đồng được trồng tại Đà Lạt. [b]Mô tả:[/b] Cây đào là loại cây nhỏ. Lá đơn, hình mác (hẹp đầu thuôn và nhọn) mọc so le, cuống ngắn, hoa màu hồng, gần như không cuống. Quả hạch hình cầu đầu nhọn có một rạch nhỏ lõm vào chạy dọc theo quả. Ngoài vỏ quả có nhiều lông mịn. Quả chín màu nâu đỏ, hột cứng trong có nhân. Cây được trồng làm cảnh vào ngày tết, và còn làm thuốc chữa bệnh - Bộ phận dùng: Quả hạt, lá, hoa. - Thành phần hóa học: Phần thịt quả đào có chứa chất màu, 15% chất đường, các acid (citríc,tartric), vitamin C, một ít tinh dầu... Hạt đào có chứa 50% dầu 3,5% amygdalin, ít tinh dầu, men emunsin. Lá đào có amygdalin, acid tanic, curmarin. Hoa có chất kampferol. [b]- Công dụng, liều dùng: [/b] Đào nhân (nhân hạt đào) dùng chữa ho; hành huyết dùng làm thuốc điều kinh, nhuận táo, liều dùng 4-5g dạng thuốc sắc. Lá đào thường được nấu nước dùng ngoài tắm ghẻ, lở, ngứa. Hoa đào dùng làm thuốc thông tiểu tiện, tiêu thủng. Liều dùng 3-5g dạng sắc. Đàn bà có thai không nên dùng.

No comments:

Post a Comment