Dã yên thảo – Petunia
Thứ năm, 30/11/2007, 01:07 GMT+7
Tên Việt Nam chính xác nhất theo tớ biết là "Dã yên thảo", nhưng khi tớ hỏi một bác làm ở vườn cảnh mà tớ quen, bác ấy bảo ở một số nơi người ta gọi là Dạ yến thảo, có lẽ đây là do cách phát âm của từng địa phương, hì hì. Dã yên thảo là cây bản địa của các nước có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới ở khu vực Nam Mỹ.Tên Việt Nam: Dã yên thảo Tên tiếng Anh: Petunia Họ: Solanaceae Tên gọi và xuất xứ: Tên Việt Nam chính xác nhất theo tớ biết là "Dã yên thảo", nhưng khi tớ hỏi một bác làm ở vườn cảnh mà tớ quen, bác ấy bảo ở một số nơi người ta gọi là Dạ yến thảo, có lẽ đây là do cách phát âm của từng địa phương, hì hì. Dã yên thảo là cây bản địa của các nước có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới ở khu vực Nam Mỹ. Đặc điểm sinh học: Dã yên thảo là cây thân cỏ, thường được trồng trong chậu để trang trí cho các khu vườn và là cây hàng năm. Phần lớn Dã yên thảo chúng ta trồng ngày nay là Dã yên thảo đã được lai tạo từ Petunia axillaris, P. violacea và P. inflata. Dã yên thảo được chia thành 2 kiểu cây: - Dã yên thảo kép: cây thân leo, hoa lớn với nhiều cánh (grandiflora), đường kính của hoa có thể lên tới 13 cm. - Dã yên thảo đơn: cây bụi, có rất nhiều hoa nhưng hoa chỉ có một lớp cánh (mulitflora), đường kính của hoa khoảng 5 – 7.5 cm, dễ trồng và ít bị ảnh hưởng bởi sâu bọ. Hoa dã yên thảo gốc có hình phễu, nhưng các loại dã yên thảo lai tạo có hình dáng đa dạng và phong phú hơn nhiều. Cánh có thể đơn lớp hoặc đa lớp, dạng gợn sóng. Hoa có thể có sọc, đốm hoặc viền quanh cánh với nhiều màu sắc khác nhau như đỏ tía, màu hoa cà, màu oải hương, hồng, đỏ, trắng, vàng. Khi chạm vào lá và cuống hoa thấy hơi dính và có mùi thơm rất khác biệt. Người ta thường trồng dã yên thảo làm viền quanh cho khu vườn hoặc trồng thành từng luống. Loại dã yên thảo cánh kép có thể trồng trong các chậu để trang trí, chậu hoa treo trong nhà, trong vườn vì là thân leo, sẽ rủ xuống rất đẹp. Cách trồng và chăm sóc: Gieo hạt trong nhà vào những khay nhỏ và mang trồng ngoài vườn khi hết sương giá. Khi trồng ngoài vườn nhớ để khoảng cách giữa các cây 30 – 45 cm. Cũng có thể gieo hạt và trồng luôn trong chậu. Với dã yên thảo dạng bụi nhớ kiếm cái chậu nào lớn lớn một chút. Ngắt ngọn để kích thích cây mọc thành bụi. Cắt thân khoảng 15 cm tính từ cuống hoa khi thấy các cành lan dài, mọc không đều, xô lệch vào giữa mùa hoa. Dã yên thảo là cây ưa sáng. Tưới nước thường xuyên và vừa phải, không nhiều quá nhưng cũng không để đất khô quá. Dã yên thảo có hoa liên tục, hết đợt này đến đợt khác, dễ tìm các loại giống, dễ trồng và dễ chăm sóc. (Chiaki dịch có chọn lọc từ bài giới thiệu của Jack Scheper từ floridata.com) -------------------------------------------------------------------------- Bản quyền bài viết thuộc về tác giả chiaki và website www.dalatrose.com
Tên Việt Nam chính xác nhất theo tớ biết là "Dã yên thảo", nhưng khi tớ hỏi một bác làm ở vườn cảnh mà tớ quen, bác ấy bảo ở một số nơi người ta gọi là Dạ yến thảo, có lẽ đây là do cách phát âm của từng địa phương, hì hì. Dã yên thảo là cây bản địa của các nước có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới ở khu vực Nam Mỹ. Tên Việt Nam: Dã yên thảo Tên tiếng Anh: Petunia Họ: Solanaceae Tên gọi và xuất xứ: Tên Việt Nam chính xác nhất theo tớ biết là "Dã yên thảo", nhưng khi tớ hỏi một bác làm ở vườn cảnh mà tớ quen, bác ấy bảo ở một số nơi người ta gọi là Dạ yến thảo, có lẽ đây là do cách phát âm của từng địa phương, hì hì. Dã yên thảo là cây bản địa của các nước có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới ở khu vực Nam Mỹ.Đặc điểm sinh học: Dã yên thảo là cây thân cỏ, thường được trồng trong chậu để trang trí cho các khu vườn và là cây hàng năm. Phần lớn Dã yên thảo chúng ta trồng ngày nay là Dã yên thảo đã được lai tạo từ Petunia axillaris, P. violacea và P. inflata. Dã yên thảo được chia thành 2 kiểu cây: - Dã yên thảo kép: cây thân leo, hoa lớn với nhiều cánh (grandiflora), đường kính của hoa có thể lên tới 13 cm. - Dã yên thảo đơn: cây bụi, có rất nhiều hoa nhưng hoa chỉ có một lớp cánh (mulitflora), đường kính của hoa khoảng 5 – 7.5 cm, dễ trồng và ít bị ảnh hưởng bởi sâu bọ. Hoa dã yên thảo gốc có hình phễu, nhưng các loại dã yên thảo lai tạo có hình dáng đa dạng và phong phú hơn nhiều. Cánh có thể đơn lớp hoặc đa lớp, dạng gợn sóng. Hoa có thể có sọc, đốm hoặc viền quanh cánh với nhiều màu sắc khác nhau như đỏ tía, màu hoa cà, màu oải hương, hồng, đỏ, trắng, vàng. Khi chạm vào lá và cuống hoa thấy hơi dính và có mùi thơm rất khác biệt. Người ta thường trồng dã yên thảo làm viền quanh cho khu vườn hoặc trồng thành từng luống. Loại dã yên thảo cánh kép có thể trồng trong các chậu để trang trí, chậu hoa treo trong nhà, trong vườn vì là thân leo, sẽ rủ xuống rất đẹp. Cách trồng và chăm sóc: Gieo hạt trong nhà vào những khay nhỏ và mang trồng ngoài vườn khi hết sương giá. Khi trồng ngoài vườn nhớ để khoảng cách giữa các cây 30 – 45 cm. Cũng có thể gieo hạt và trồng luôn trong chậu. Với dã yên thảo dạng bụi nhớ kiếm cái chậu nào lớn lớn một chút. Ngắt ngọn để kích thích cây mọc thành bụi. Cắt thân khoảng 15 cm tính từ cuống hoa khi thấy các cành lan dài, mọc không đều, xô lệch vào giữa mùa hoa. Dã yên thảo là cây ưa sáng. Tưới nước thường xuyên và vừa phải, không nhiều quá nhưng cũng không để đất khô quá. Dã yên thảo có hoa liên tục, hết đợt này đến đợt khác, dễ tìm các loại giống, dễ trồng và dễ chăm sóc.
No comments:
Post a Comment